Hướng dẫn

Nếu bạn lần đầu ghé thăm blog của mình, bạn có thể vào phần hướng dẫn để biết thêm thông tin và cách sử dụng blog này.

Thứ Tư, 27 tháng 10, 2010

Là một web designer tôi cần biết những gì ?

Ngày đó, khi còn đi học ngành CNTT, mình và một số bạn chỉ biết đến 2 chuyên ngành chính là Công nghệ Phầm Mềm và Công nghệ Mạng (chứ không phải Phần Cứng đâu nha). Khi đó những bạn học Phần Mềm do tiếp xúc với nhiều phần mềm (hì hì, tất nhiên rồi), nên có kinh nghiệm hơn bên mạng, khi ra trường đi làm thì sẽ theo những hướng sau: làm lập trình ứng dụng, làm lập trình web (số tiết học hơi bị "thiếu thốn"), làm thiết kế web (có biết chi đâu mà, nhưng cũng làm đại) và đôi khi "lấn sân" sang quản trị mạng ... Thế đó, nhắc lại mới thấy, có những nghề mà ngày đó chúng mình không có những nơi đào tạo, không bài bản, khi đi làm chỉ biết nhắm mắt mà "lụi" thôi. Ngày nay, các cơ sở, các trường chuyên về thiết kế mọc lên khá nhiều, âu cũng là một sự thuận lợi cho các bạn trẻ. Thôi không dông dài nữa, mình đi thẳng vào vấn đề chính đây.


Những kiến thức cần có
Về kiến thức thì có thể nói là bao la, nhưng gom gọn lại những cấp độ sau, ở mỗi cấp độ sẽ cần có một nền tảng kiến thức nhất định
Người mới bắt đầu làm thiết kế: Bạn chỉ cần có kỹ năng Photoshop và những điểm cơ bản khi thiết kế website


Người thiết kế khá: Bạn có kỹ năng Photoshop khá, biết thêm  chút ít HTML, CSS để lận lưng






Người thiết kế có kinh nghiệm: Kỹ năng Photoshop của bạn phải Pro, HTML và CSS vững, bạn có thể làm được những dạng Flash đơn giản và biết chút ít Javascript




Người thiết kế Pro: Những kỹ năng người thiết kế có kinh nghiệm biết, thì bạn phải "khủng". Có thể sử dụng một số trình vẽ Vector, có kiến thức về Javascript khá.

    Có thể những cấp độ mình đưa ra trên đây không thực sự thỏa mãn yêu cầu công việc của một số công ty, nhưng theo mình, những kiến thức đó là cần thiết, bạn nhất định phải trau dồi chúng.

    Ngoài những kỹ năng cứng, bạn cần có những kiến thức về việc thiết kế web về những chuẩn web: HTML có những phiên bản nào ? CSS đang phát triển tới phiên bản mấy ? Web 2.0 là gì ? ... để có thể linh động hơn trong công việc.

    Dành riêng cho người mới bắt đầu
    Đây là những kỹ năng chi tiết mà mình nghĩ các bạn mới bắt đầu sẽ cần đến khi làm web designer

    Photoshop bạn cần biết những gì ?
    • Hiểu về các layer, biết ẩn hiện layer, biết chọn, xóa, thêm layer
    • Biết cử dụng công cụ chọn (selection), di chuyển (move)
    • Biết sử dụng công cụ gõ chữ (text)
    • Biết xén hình (crop)
    • Biết cách lấy thông tin màu (eye dropper)
    • Biết sử dụng công cụ slice

    Kiến thức cơ bản
    • Biết HTML là gì.
    • Biết CSS là gì
    • Biết cấu trúc cơ bản một tài liệu HTML là gì
    • Hiểu được công việc cắt HTML là gì. Bạn có thể chỉ cần thiết kế và không cần cắt HTML vì một số công ty, công đoạn này được chuyển cho bộ phận khác.
    • Biết RGB là gì.
    • Biết pixel là gì, khác với inch như thế nào
    • Biết được kích thước một số màn hình thông dụng: 800x600, (thời kỳ đồ đồng), 1024x768, 1280x800 (thời kỳ phục hưng, người người xài laptop)...
    • Biết ảnh vector khác với ảnh bitmap như thế nào
    • Biết tên một số trình duyệt cơ bản, có dịp để đem ra "tám" với bạn bè

    Những điểm thiết yếu khi làm web designer
    Web designer theo mình là một công việc thú vị, nó đòi hỏi sự tỉ mỉ, sáng tạo trong đó, nên điều thiết yếu đầu tiên là bạn phải có 2 đức tính này. Sáng tạo thì tất nhiên rồi, còn tỉ mỉ có cần thiết không ? Rất cần thiết đó bạn, vì bạn không tỉ mỉ sẽ dẫn đến những sai sót nhỏ, làm mất đi ít nhiều vẻ mỹ quan của trang web. Tỉ mỉ, sáng tạo được thể hiện qua những công việc sau:

    Khi lên ý tưởng, bạn cần chọn kỹ những loại bố cục, dàn trang cho thật phù hợp với nội dung và yêu cầu của khách, nếu bạn "nghèo nàn" hoặc không có kiến thức ở mảng này nhưng lại không chịu khó học hỏi, bỏ công tìm kiếm thì bạn thường sử dụng lại những bố cục đã có dẫn đến nội dung khi dàn trải ra không phù hợp hoặc đơn điệu.

    3 cột cho nó "lành"
    Đỡ mất công suy nghĩ phức tạp như thế này

    Sau khi đã có được bố cục như ý, bạn tiến hành thiết kế sơ bộ, với những điểm nhấn, những hộp thông tin, nếu không tỉ mỉ chăm chút, khi nhìn sơ qua, giao diện của bạn có vẻ OK, nhưng nhìn kỹ thì chỉ làm một đám hỗn tập

    Bỏ công chút công trang điểm cho những hộp thông tin

    Chăm chút từng đường kẻ, khoảng cách giữa những thành phần đến những font chữ nhỏ nhất. Bạn không thể không quan tâm chúng, nếu làm sơ sài, bạn sẽ sử dụng font bừa bãi không thích hợp trong thành phần mà nó hiển thị. Hoặc như bạn không chú ý làm cân đối khoảng cách giữa các thành phần, khiến chúng khi thì rộng, khi thì hep, mất cân đối "tập thể" hoặc trồi sụt như "răng bà già".

    Các thành phần quá sát nhau, quá nhiều đường kẻ trông tù túng

    Khi trang trí trang, bạn cần chọn lựa những bộ icon (hình ảnh nhỏ) cho thật phù hợp, tránh tình trạng vì nghèo nàn tài nguyên website mà cứ bên nguyên xi những cái đã dùng dù biết rằng nó không hợp.

    Rất khó để kiếm được bộ icon đồng nhất

    Ở những nội dung có hình ảnh, bạn cũng cần tô điểm những khung viền cho hình ảnh trông thật ấn tượng, không nên để những hình trơ tru, thô kệch

    Dù không trang trí nhiều, những cần có viền xung quanh để nhân biết đó là hình ảnh

    Những điểm nêu trên mình không đi sâu vào kỹ thuật, mình sẽ chi tiết hơn trong một bài sau này.

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét

    Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

    Hãy nói không với 4T

    Hướng dẫn sử dụng chức năng góp ý
    Bạn có thể sử dụng những thẻ <b>, <i>, <a>. Để chú thích đoạn mã bạn có thể sử dụng thẻ [code=type]  [/code], với type là những loại mã sau js, css, html. Chú ý: Khi sử dụng thẻ [code=html] bạn cần theo thế những ký tự < , > thành [] hoặc bạn có thể sử dụng bộ chuyển đổi. Những loại mã khác thì bạn thay thế < , > thành &lt;&gt; hoặc bạn cũng có thể sử dụng bộ chuyển đổi